Nhảy đến nội dung

Lợi ích của đào tạo trực tuyến E-learning trong thời đại 4.0 - Kỷ nguyên công nghệ số 

Đi qua đại dịch Covid-19 vừa qua, công nghệ thông tin đối với cuộc sống mọi người càng trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ riêng bất kỳ lĩnh vực nào mà không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc vận dụng công nghệ vào trong những công việc vận hàng từ xa, ngành giáo dục hiện  nay cũng thay đổi không ít trong nền phát triển kinh tế. 

Bên sự phát triển của kinh tế cùng với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và khoa học hiện nay, hệ thống đào tạo trực tuyến đã được ra đời và đã mang nhiều lợi ích và đóng góp thành công không nhỏ cho sự vượt tiến của hệ thống giáo dục, mang lại nhiều tiện ích, lợi ích cho cả người dạy lẫn người học. Chính vì thế, giải pháp đào tạo theo hệ thống E-learning đã và đang ứng dụng trên nhiều môi trường khác nhau cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Như vậy, hệ thống đào tạo E-learning là gì, những tiện ích, lợi ích thật sự của hệ thống E-learning mang lại như thế nào, hãy cùng Ad của Viện đào tạo trực tuyến HSU tìm hiểu nhé!

1. Hệ thống đào tạo E-learning là gì?

E-learning là cụm từ viết tắt Electronic Learning - Giáo dục trực tuyến. Đây là phương pháp giáo dục cho phép người dạy và người học truy cập vào hệ thống trực tuyến bằng các thiết bị thông minh có kết nối Internet. Chỉ cần có smartphone, laptop, máy tính bảng hay máy tính để bàn, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào chương trình đào tạo trực tuyến mà không cần đến lớp học offline như cách đào tạo truyền thống.

E-learning ra đời và đã khắc phục được tất cả những điểm bất tiện của đào tạo truyền thống, giờ đây bạn có thể tham gia học tập vào các lớp ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, đào tạo trực tuyến E-learning đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, từng bước đóng góp khá nhiều sự thúc đẩy phát triển của nền giáo dục nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời đại kỷ nguyên công nghệ 4.0.

2. Phân loại hệ thống E-learning 

2.1 Học tập được quản lý bởi máy tính

Đối với hình thức này, người dùng (giảng viên) sẽ sử dụng máy tính để xác định mục tiêu và đánh giá kết quả học tập của học viên/sinh viên. Toàn bộ quá trình học tập sẽ được quản lý bằng máy tính bao gồm các hoạt động như: tạo bài kiểm tra, phân tích kết quả học tập của học viên/sinh viên, lưu trữ hồ sơ,...

Dựa trên nhu cầu và thời gian biểu của người học (học viên/sinh viên), hệ thống E-learning sẽ điều chỉnh các tham số xếp hạng phù hợp nhất. Ngoài ra, một số nền giáo dục cũng ứng dụng hình thức này để lưu trữ truy xuất các công cụ giảng dạy như: tài liệu, thông tin bài giảng và chương trình đào tạo,...

2.2 Học tập được hỗ trợ bởi máy tính

Đây là phương thức học tập kết hợp giữa việc sử dụng máy tính với giảng dạy truyền thống. Ngày nay có rất nhiều trường học ứng dụng hình thức học tập này với các hoạt động như: thuyết trình, làm bài tập nhóm, giảng bài trên powerpoint,...

Mục tiêu chính của phương pháp học tập E-learning là tăng tính tương tác giữa học viên/sinh viên và giảng viên, mang đến một không gian học tập sinh động và lôi cuốn nhất. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của máy tính, giảng viên có thể tạo ra những bài giảng chất lượng, còn học viên/sinh viên sẽ được kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của mình.

2.3 Học trực tuyến đồng bộ

Khi học trực tuyến đồng bộ trên hệ thống E-learning, học viên/sinh viên được phép tham gia các hoạt động học tập theo thời gian thực ở bất kỳ nơi đâu. Phương pháp này giúp quá trình tương tác giữa học viên/sinh viên và giảng viên trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Đây được xem là hình thức phổ biến nhất của hệ thống E-learning trong thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và nhu cầu đào tạo từ xa của người dùng ngày càng tăng.

2.4 Học trực tuyến không đồng bộ

Hình thức học tập này không yêu cầu học viên theo dõi bài giảng trong thời gian thực. Nghĩa là quá trình học tập của người dùng hoàn toàn độc lập, có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào. Phương pháp này giúp sinh viên chủ động hơn trong lịch trình học tập của mình. Một số công nghệ hiện đại được sử dụng cho hình thức học tập này là: Email, bài giảng trên Youtube, sách điện tử, blog,...

3. Trung tâm hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning 

3.1 Trung tâm quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning 

Đây là bộ phận thuộc bên thứ ba có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động đào tạo của cả người học và người học thuộc hệ thống E-learning. Với sự hỗ trợ của trung tâm quản lý, quá trình học tập được đảm bảo diễn ra mượt mà và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, bộ phận này còn chịu trách nhiệm thu thập phản hồi của người dùng để cải thiện chất lượng của hệ thống.

Một số hạng mục thuộc trung tâm quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến là:

  • Quản lý đối tượng người dùng: thông tin, phản hồi của học viên/sinh viên và giảng viên
  • Quản lý dữ liệu: giáo áo, bài giảng, các khóa học, tài liệu tham khảo, đề thi
  • Tạo mới, lưu trữ và sắp xếp bài thi
  • Kiểm soát, theo dõi, quản lý các dữ liệu báo cáo
  • Kiểm soát số lượng và nội dung của các khoá học, bài giảng, chương trình đào tạo
  • Hỗ trợ giảng viên giám sát hoạt động dạy học, học tập và thi cử của học viên/sinh viên
  • Truy xuất dữ liệu báo cáo, thu thập phản hồi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống.

3.2 Trung tâm quản trị và vận hành hệ thống

Bộ phận này có vai trò đảm bảo hệ thống E-learning hoạt động hiệu quả và thông suốt. Bên cạnh đó, trung tâm còn giúp quá trình giảng dạy, học tập diễn ra minh bạch, rõ ràng và theo một quy chuẩn nhất định, mang đến tính đồng bộ cho toàn hệ thống đào tạo trực tuyến. Những hạng mục thuộc quyền của trung tâm quản trị và vận hành là:

  • Dựa trên những chức năng cụ thể để xây dựng các vị trí liên quan trong hệ thống 
  • Ban hành quy định, miêu tả nhiệm vụ chính xác cho các bên liên quan để từng cá nhân bộ phần đảm nhiệm vị trí của mình
  • Trực tiếp cấp quyền và quản trị hệ thống cho từng đối tượng tham gia
  • Theo dõi, giám sát việc sử dụng hệ thống, khắc phục hoặc cưỡng chế các hành vi vi phạm quy định vận hành.

4. Lợi ích về việc sử dụng E-learning

4.1 Lợi ích về việc sử dụng E-learning với người dạy

Không thể phủ nhận hàng loạt lợi ích không nhỏ mà người dạy (giảng viên) có được khi áp dụng phương pháp E-learning trong hoạt động đào tạo như:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại: thay vì phải tốn thời gian và chi phí để di chuyển đến địa điểm đào tạo, giờ đây giảng viên hoàn toàn có thể tiến hành giảng dạy trực tiếp qua hệ thống đào tạo trực tuyến mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo.
  • Giảng viên có thể chia sẻ kiến thức từ xa cho cả những học viên/sinh viên không có điều kiện đi học trực tiếp. Đồng thời, việc giao tiếp với một số học sinh cũng trở nên dễ dàng hơn khi tương tác qua hệ thống phần mềm có giao diện sử dụng dễ dàng.
  • Mở rộng quy mô đào tạo, tăng số lượng học viên/sinh viên mà không cần giải quyết vấn đề địa điểm phòng học hay các phương tiện giảng dạy.
  • Đa dạng phương thức truyền tải nhờ hệ thống đào tạo cho phép tải các dạng tài liệu khác nhau. Kiến thức sẽ được giảng viên truyền đạt một cách sinh độn, hấp dẫn hơn bằng các video đồ hoạ, audio, hình ảnh trực quan.
  • Dễ dàng tạo bài kiểm tra trên hệ thống nhằm giúp học viên/sinh viên ứng dụng ngay nững kiến thức đã học được đưa vào công việc thực tế hằng ngày.

Điều này cũng giúp giảng viên có thể đo lường tính hiệu quả dễ hơn. Từ đó, có những thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

4.2 Lợi ích của việc sử dụng E-learning với người học 

Không chỉ có người dạy (giảng viên) mà cả người học (học viên/sinh viên) cũng nhận được rất nhiều lợi ích từ các hoạt động đào tạo trực tuyến. Nhờ có hệ thống đào tạo E-learning, bạn có thể học tập ở bất cứ đâu, bất kì khi nào chỉ có một thiết bị thông minh kết nối với Internet. Ngoài ra, người học (học viên/sinh viên) còn có thể chủ động lựa chọn khoá học phù hợp với nhu cầu của mình mà không cần tốn thời gian gian, công sức đến trường hay các trung tâm đào tạo từ xa.

Những kiến thức từ các chương trình đào tạo Cử nhân trực tuyến - hệ Đại học từ xa taị trường Đại học Hoa Sen nói riêng và tất cả các trường đang đào tạo nói riêng, giúp sinh viên nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn để nâng cao năng lực trình độ và chuyên môn của mình. Đây là những kiến thức không phải trường học nào cũng có thể cung cấp cho bạn. Bên cạnh đó, E-learning còn giúp người học (học viên/sinh viên) tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu vì tất cả mọi thứ đều có sẵn trong khoá học.

Thoải mái lựa chọn một trường học tốt nhất cho mình, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả đào tạo là những ưu điểm lớn nhất của E-learning đối với người học (học viên/sinh viên). Sinh viên cũng được áp dụng kiến thức đào tạo là những ưu điểm lớn nhất của E-learning đối với người học (học viên/sinh viên) cũng được áp dụng kiến thức đào tạo vào thực tiễn làm việc trực tiếp và thông qua các bài kiểm tra định kỳ được tích hợp sẵn trên hệ thống. Từ đó nắm được mức độ tiếp thu bài giảng của sinh viên và nâng cao hiệu suất làm việc.

Hệ thống E-learning không chỉ là một hệ thống đào tạo phổ biến trong thời đại hiện tại, đây còn là hình thức giảng dạy mang tính thương mại cao. Nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó hoặc là người có kinh nghiệm giảng dạy, hãy mạnh dạn tận dụng hệ thống E-learning để xây dựng chương trình đào tạo của mình.

Ad đã chia sẻ mọi thông tin cần thiết để tất cả các bạn có thể hiểu rõ hơn về hình thức đào tạo E-learning. Nếu các bạn có thêm thông tin nào mới liên quan đến hình thức đào tạo E-learning, hãy để lại bình luận dưới nhé!